Cai trị Mentuhotep_II

Mentuhotep II được coi như là vị vua đầu tiên thuộc thời kỳ Trung Vương quốc của Ai Cập. Cuộn giấy cói Turin ghi lại rằng triều đại của ông kéo dài trong 51 năm.[14]

Bức tượng ngồi bằng đá sa thạch được sơn màu của Nebhepetre Mentuhotep II, bảo tàng Ai Cập, Cairo.

Đầu vương triều

Khi ông lên ngôi vua Thebes, Mentuhotep II đã được thừa hưởng một lãnh thổ rộng lớn vốn được những vị vua tiền chinh phục kéo dài từ thác nước thứ nhất ở phía Nam cho tới AbydosTjebu ở phía bắc. Mười bốn năm đầu tiên của Mentuhotep II dường như đã trôi qua một cách hòa bình ở khu vực Theban bởi vì dường như không có dấu vết nào còn sót lại về các cuộc xung đột chắc chắn mà niên đại xác định vào thời kỳ đó. Trong thực tế, với việc có rất hiếm bằng chứng về những năm đầu vương triều của Mentuhotep của thể cho thấy rằng ông đã lên ngôi khi còn trẻ, một giả thuyết phù hợp với thời gian trị vì lâu dài tới 51 năm của ông.

Thống nhất Ai Cập

Vào năm thứ 14 dưới vương triều của ông, một cuộc nổi loạn đã xảy ra ở phía bắc. Cuộc nổi loạn này là có thể có liên hệ với cuộc chiến tranh đang diễn ra giữa Mentuhotep II có căn cứ tại Thebes và vương triều thứ 10 đối thủ với căn cứ ở Herakleopolis vốn đe dọa xâm lược Thượng Ai Cập. Năm thứ 14 của vương triều Mentuhotep còn thực sự được gọi là Năm tội ác của Thinis. Điều này chắc chắn đề cập đến việc các vị vua Herakleopolis tiến hành cuộc chinh phục vùng đất Thinite, và họ dường như đã xúc phạm các nghĩa địa hoàng gia cổ đại thiêng liêng của Abydos trong quá trình này. Mentuhotep II sau đó đã phái quân đội của ông tiến về phía bắc. Ngôi mộ nổi tiếng của các chiến binh tại Deir el-Bahari được phát hiện vào những năm 1920, có chứa thi thể 60 binh sĩ tử trận trong trận chiến, tấm vải liệm của họ dấu triện của Mentuhotep II. Do nằm gần với những ngôi mộ hoàng gia Thebes, ngôi mộ của các chiến binh này được cho là của những anh hùng đã hy sinh trong các cuộc chiến giữa Mentuhotep II và kẻ thù của ông ở phía bắc.[15]Merykara, vị vua của Hạ Ai Cập vầo thời gian có thể cũng đã tử trận trên chiến trường, điều đó tiếp tục làm suy yếu vương quốc của ông ta và tạo cơ hội cho Mentuhotep thống nhất Ai Cập.

Thời gian chính xác diễn ra quá trình thống nhất thì không được biết rõ, nhưng nó được giả định là đã xảy ra trong khoảng thời gian trước năm 39 của vương triều của ông[16] Thật vậy, bằng chứng cho thấy rằng quá trình này diễn ra khá lâu, có thể do tình trạng mất an ninh chung của đất nước vào thời điểm đó: dân thường được chôn cất cùng với vũ khí, các tấm bia mộ của tầng lớp quan lại cho thấy họ cầm vũ khí thay cho những biểu tượng bình thường[15] và tới tận khi vị vua kế vị Mentuhotep II phái một đoàn viên chinh tới xứ Punt khoảng 20 năm sau khi đất nước thống nhất, họ vẫn phải dập tắt cuộc nổi dậy ở Wadi Hammamat.

Con dấu trụ lăn của Mentuhotep II, Musée du Louvre.

Sau khi thống nhất đất nước, Mentuhotep II đã được các thần dân của mình ca tụng là một vị thần hoặc bán thần. Điều này vẫn tiếp tục cho tới cuối vương triều thứ 12 khoảng 200 năm sau đó: Senusret IIIAmenemhat III dựng lên tấm bia tưởng niệm mở đầu nghi lễ mở miệng trên bức tượng Mentuhotep II[17]

Các chiến dịch quân sự bên ngoài Ai Cập

Mentuhotep II đã phát động các chiến dịch quân sự dưới sự chỉ huy bởi viên tể tướng của ông Khety vào những năm 29 và 31 về phía nam nhằm vào Nubia, vùng đất vốn đã giành được độc lập trong thời kỳ hỗn loạn đầu tiên. Điều này dẫn đến sự xuất hiện lần đầu tiên của thuật ngữ Kush dành cho Nubia trong các ghi chép của Ai Cập. Đặc biệt, Mentuhotep đã phái một đơn vị đồn trú tới pháo đài trên đảo Elephantine để quân đội có thể nhanh chóng được triển khai về phía Nam.[15] Ngoài ra còn có bằng chứng về hành động quân sự chống lại người Canaan. Nhà vua đã tổ chức lại đất nước và đặt một tể tướng vào vị trí đứng đầu chính quyền. Các vị Tể tướng dưới vương triều của ông là BebiDagi. Quan coi quốc khố của ông là Khety, người đã tham gia vào tổ chức lễ hội sed cho nhà vua. Các quan chức quan trọng khác là quan coi quốc khố Meketre và quan giữ ấn Meru. Tướng quân của ông là Intef.

Tổ chức chính quyền

Trong suốt thời kì hỗn loạn đầu tiên cho tới tận vương triều Mentuhotep II, các lãnh chúa (nomarch) nắm giữ nhiều quyền hành quan trọng trên khắp Ai Cập. Chức tước của họ đã trở thành cha truyền con nối dưới Vương triều thứ sáu của Ai Cập và với sự sụp đổ của chính quyền trung ương đã tạo điều kiện cho họ hoàn toàn nắm giữ đặc quyền đối với vùng đất của mình. Tuy nhiên, sau khi thống nhất Ai Cập, Mentuhotep II đã khởi xướng một chính sách trung ương tập quyền mạnh mẽ, củng cố chính quyền hoàng gia của mình bằng cách tạo ra các vị trí Thống đốc của Thượng Ai Cập và Hạ Ai Cập, nhằm để kiểm soát các lãnh chúa địa phương.[18]

Tước hiệu thứ 3 của Mentuhotep đến từ ngôi đền Montu của ông tại Tod.

Mentuhotep cũng còn dựa vào một lực lượng các quan chức triều đình lưu động, nhằm kiểm soát hơn nữa những việc làm của các lãnh chúa.[18].

Tước hiệu

Kế hoạch tự thần thánh hóa bản thân của Mentuhotep II được thể hiện rõ ràng ở những ngôi đền mà ông đã xây, tại những nơi đó ông được miêu tả là đang đội khăn trùm đầu của Min và Amun. Nhưng có lẽ bằng chứng tốt nhất cho chính sách này đó là ba tước hiệu của ông: tên Horus thứ hai và tên Nebty là Vị thần của vương miện trắng trong khi ông còn được nhắc đến như là người con trai của Hathor vào giai đoạn cuối triều đại của mình.

Mentuhotep II đã thay đổi tước hiệu hai lần dưới triều đại của mình:[19] lần đầu tiên là vào năm trị vì thứ 14, đánh dấu những thành công ban đầu trong chiến dịch chống lại Herakleopolis Magna ở phía bắc của ông. Lần thứ hai là vào hoặc ngay trước năm trị vì thứ 39, đánh dấu thắng lợi sau cùng của chiến dịch này, và sự thống nhất toàn bộ Ai Cập của ông. Một cách chính xác hơn, lần thay đổi thứ hai này có thể diễn ra vào lần diễn ra vào dịp lễ hội sed mà được tổ chức vào năm trị vì thứ 39 của ông.[20]

Tước hiệu ban đầuTước hiệu lần thứ haiTước hiệu lần thứ ba
Tên Horus



S.ˁnḫ-ib-t3wy
"Horus, ngài là người tiếp sinh lực
cho trái tim của hai vùng đất"

Nṯrj-ḥḏt
"Vị thần của
vương miện trắng"


Šm3-t3.w(j)
"Ngài là người thống nhất
hai vùng đất"
Tên Nebty

Nṯrj-ḥḏt
"Vị thần của
vương miện trắng"


Šm3-t3.w(j)
"Ngài là người thống nhất
hai vùng đất"
Tên Horus vàng


Bjk-nbw-q3-šwtj
"Chim ưng vàng,
cao quý trong những lông vũ"
Prenomen




Nb-ḥ3pt-Rˁ
"Chúa tể của
bánh lái là Re"


Nb-ḥ3pt-Rˁ
"Chúa tể của
bánh lái là Re"
Nomen




Mn-ṯw-ḥtp
"Montu hài lòng"




Mn-ṯw-ḥtp
"Montu hài lòng"




Mn-ṯw-ḥtp
"Montu hài lòng"

Nói chung, các tước hiệu của Mentuhotep II thể hiện một ước muốn quay trở lại với những truyền thống của thời kỳ Cổ Vương quốc. Đặc biệt, ông đã thông qua năm tước hiệu đầy đủ sau khi ông thống nhất Ai Cập, dường như là lần đầu tiên từ thời vương triều thứ 6. Một bằng chứng khác cho thấy rằng Mentuhotep II đã dành nhiều sự quan tâm dành cho các truyền thống của thời kỳ Cổ Vương quốc đó là tên Nomen thứ hai của ông, đôi khi được tìm thấy là





s3 Hw.t-Hr nb(.t) iwn.t mnTw-Htp

"Người con trai của Hathor, công nương của Dendera, Mentuhotep"

Việc nhắc đến Hathor thay vì là Re là tương tự với tước hiệu của Pepi I. Cuối cùng, trong các danh sách vua sau này, Mentuhotep được nhắc tới cùng với một biến thể khác của tước hiệu thứ ba của ông




Các công trình

Mentuhotep II đã ra lệnh xây dựng nhiều đền thờ mặc dù vậy chỉ có một vài trong số đó còn tồn tại tới ngày nay. Được bảo quản tốt nhất là một nhà nguyện tang lễ được phát hiện vào năm 2014 tại Abydos. Hầu hết các tàn tích của những ngôi đền khác cũng nằm tại Thượng Ai Cập, chính xác hơn là nằm tại Abydos, Aswan, Tod, Armant, Gebelein, Elkab, Karnak và Denderah.[21] Khi làm như vậy, Mentuhotep đã tiếp nối một truyền thống được khởi đầu bởi ông nội của mình Intef II: các hoạt động xây dựng của hoàng gia tại các ngôi đền ở các vùng đất thuộc Thượng Ai Cập đã bắt đầu dưới thời Intef II và kéo dài suốt thời kỳ Trung Vương quốc.[22]

Ngôi đền tang lễ của Mentuhotep II viết bằng chữ tượng hình



3ḫ-swt-nb-ḥpt-Rˁ AkhsutnebhepetRe
"Hóa thân là ngôi nhà của Nebhepetre"



3ḫ-swt-Jmn Akhsutamun
"Hóa thân là ngôi nhà Amun"[23]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Mentuhotep_II http://www.thotweb.com/editions/textesppi.php http://ib205.tripod.com/mentuhotep_gate.html http://www.touregypt.net/featurestories/mentuhotep... http://www.ancient-egypt.org/index.html http://www.archaeowiki.org/Carter's_Description_of... http://commons.wikimedia.org/w/index.php?title=Spe... http://www.narmer.pl/dyn/11en.htm http://books.google.co.uk/books?id=WkUnROOHjnEC&pg... http://books.google.co.uk/books?id=irbP2hHqDAwC&pg... https://commons.wikimedia.org/wiki/Category:Mentuh...